Real World Assets (RWAs) là những loại tài sản ngoài đời thực được token hóa (tokenlized) ở dạng token hoặc NFT. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin sâu hơn về tính ứng dụng cũng như giá trị chúng mang lại cho người dùng DeFi và truyền thống.
Các định nghĩa
- Real World Assets (RWAs) là những loại tài sản ngoài đời thực được token hóa (tokenized) ở dạng token hoặc NFT.
- RWAs có thể là các tài sản phổ biến mà chúng ta thấy hằng ngày như Bất động sản, Xe cộ, Bản quyền, Giấy tờ, Kim cương, Vàng,… và không giới hạn số lượng tài sản có thể mã hóa.
- Vấn đề lớn nhất của RWAs là chiến lược tạo ra tính ứng dụng để người dùng sử dụng chúng trong thị trường DeFi.
- Real World Assets đang có DeFi TVL khoảng 300 triệu USD (trừ các Stablecoin) so với 46 tỷ USD của toàn bộ thị trường.
Tổng quan về Real World Assets
Bối cảnh ra đời
Kể từ năm 2018 đến năm 2021, thị trường DeFi đã có sự phát triển mạnh mẽ với TVL từ con số 0 lên 185 tỷ USD (ATH vào 11/2021). Từ một vài mảng ghép như DEX và Lending cho đến những mảnh ghép cao cấp hơn như Derivatives, Options,…
Điều này chứng minh sự trưởng thành và đa dạng của thị trường. Tuy nhiên, khi phân tích sâu hơn về giá trị TVL được ghi nhận, gần như tất cả trong số đó là Cryptocurrency Assets như ETH, BNB, SOL,… mà không có bất kỳ tài sản nào ở ngoài đời thực được ghi nhận
Đây cũng là hạn chế của thị trường DeFi khi:
- Chưa tạo ra ứng dụng giá trị đối với thế giới thực.
- Dòng tiền chỉ xoay quanh Cryptocurrency Assets.
- Chưa có mô hình để mã hoá tài sản thực vào thị trường DeFi.
- Thanh khoản còn thấp so với thị trường truyền thống (Volume giao dịch toàn bộ thị trường Crypto là 40 tỷ USD/ngày trong khi S&P 500 là 140 tỷ USD).
Vì vậy, Real World Assets đã ra đời nhằm giải quyết bài toán này cũng như mở khoá thanh khoản cho phép dòng tiền từ thị trường truyền thống vào thị trường Crypto.
Real World Assets (RWAs) là gì?
Real World Assets (RWAs) là những loại tài sản ngoài đời thực được token hóa (tokenized) ở dạng token hoặc NFT. Chúng có thể được giao dịch on-chain như những token bình thường. Hoạt động mã hoá các tài sản thành token còn có thuật ngữ là Real World Assets Tokenization.
Các tài sản được mã hoá có thể là:
- Bất động sản.
- Phương tiện di chuyển (Xe cộ,…).
- Bản quyền, Bằng phát minh, Giấy tờ,…
- Công ty, thương hiệu, cổ phiếu, tiền tệ,…
- Kim cương, đồng hồ, trang sức,…
- Tiền tệ của các nước USD, JYP, BGP.
Ví dụ: Các công ty Stablecoin như Tether, Circle cũng được xem là dự án RWAs vì họ đã mã hóa tiền mặt thành các token như USDT, USDC. Tuy nhiên, trong bài viết này sẽ không tính đến tiền tệ của các nước vì chúng đã được đưa vào thị trường Crypto như phương tiện trao đổi từ lâu. Bài viết sẽ tập trung vào các tài sản còn lại như Bất động sản, Xe cộ, Giấy tờ,…
Vai trò của Real World Assets
Hiện tại, RWAs đang chiếm thị phần khá nhỏ trong DeFi TVL (không bao gồm các Stablecoin như USDT, USDC). Tuy nhiên, khi các lớp ứng dụng hỗ trợ phát triển mạnh, thị phần của RWAs chắc chắn sẽ mở rộng hơn nữa. Sự phát triển của RWAs sẽ giúp:
- Vốn hoá thị trường DeFi tăng mạnh do nhiều tài sản ở thế giới thực được mã hoá vào thị trường.
- Giúp thị trường DeFi có nhiều ứng dụng thực tế hơn, mang lại giá trị cho thế giới thực.
- Xoá bỏ rào cản về địa lý, giúp tài sản được sử dụng trên toàn cầu.
- Tối ưu hoá dòng vốn trên thị trường toàn cầu.
- Mở khoá cho sự ra đời của một số dự án mới hỗ trợ ứng dụng Real World Assets.
- Giúp người dùng trong thị trường DeFi có cơ hội tiếp cận thêm tài sản và nguồn Yield mới.
- Giúp người dùng trong thị trường truyền thống tận dụng lợi thế của blockchain và DeFi.
Ứng dụng của thị trường Real World Assets
RWAs (Tài sản thực) sau khi mã hoá cũng chính là các Cryptocurrency Assets như token và NFT. Vì vậy, các ứng dụng của tài sản được RWA cũng sẽ tương tự. Điểm khác biệt duy nhất là đối với các tài sản mới, thị trường có thể ra mắt những nhánh mới để phục vụ loại tài sản này.
- Giao dịch: Sau khi được mã hoá, nếu như tài sản đó là token thì chúng sẽ được giao dịch trên các DEX như Uniswap. Nếu như chúng là NFT thì có thể giao dịch trên các marketplace.
- Thế chấp & cho vay: Hiện tại, tính ứng dụng của các RWAs trong thị trường DeFi chưa nhiều. Hoạt động phổ biến nhất là thế chấp các RWAs để vay Stablecoin.
- Yield Generator: Đối với các RWAs, thị trường sẽ có rất nhiều cách để tạo ra dòng tiền từ chúng.
Ví dụ: Với một căn nhà (RWA) được mã hoá thành NFT trong thị trường DeFi. Ngôi nhà sẽ được:
- Phân mảnh ra (Fractionalization) cho phép nhiều người dùng đầu tư.
- Quản lý theo mô hình DAO để mọi người cùng đề xuất cách tạo ra dòng tiền từ căn nhà (Cho thuê nhà).
- Chủ nhà có thể thế chấp bất động sản để vay Cryptocurrency.
Vì tài sản thực (RWAs) có thể mã hóa thành token/NFT gần như không giới hạn. Vì vậy, mảng RWAs sẽ phục vụ rất nhiều ngành nghề khác nhau như bất động sản, giáo dục, thương mại, y tế,…
Vấn đề khó nhất mà developer cần giải quyết là tạo ra thị trường hoạt động sôi nổi cho chúng, tương tự như các OpenSea đã làm cho NFT. Để làm được điều này, thị trường cần sự tiên phong của các dự án đầu ngành. Hiện tại đã có một số dự án đi tiên phong như Aave, MakerDAO, Chainlink,…
Một số câu hỏi phổ biến
Tài sản nào được mã hóa thành token? Tài sản nào được mã hoá thành NFT?
Bản chất của NFT cũng chính là token. Tuy nhiên, NFT sẽ mang trên mình nhiều đặc tính riêng biệt như không thể bị chia nhỏ và không thể bị thay thế. Vì vậy, chúng sẽ phù hợp để mã hoá các tài sản từ thế giới thực vào thị trường DeFi.
Dưới đây là ví dụ các tài sản được mã hoá thành token hoặc NFT.
- Mã hoá thành token: Các tài sản giống như tiền tệ hoặc vật chất. Phía trên bài viết đã đưa ra ví dụ Cirlce mã hoá đồng Dollar Mỹ (USD) và các tài sản có liên quan thành USDC. Tương tự như vậy, thị trường đã có nhiều dạng vật chất khác như vàng cũng được Tether mã hoá thành Tether Gold (XAUT).
- Mã hoá thành NFT: Đa số các Real World Assets đều được mã hoá dưới dạng NFT bởi vì chúng có các đặc tính riêng biệt. Ví dụ như căn nhà thì sẽ có các chỉ số về diện tích, địa chỉ, vị trí địa lý trên bản đồ, chủ sở hữu, cấu trúc, số tầng,… Tất cả những thông tin này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa căn nhà này với nhà khác.
Vì sao Real World Assets phát triển gần đây?
Real World Assets là mảng đã được nhiều dự án chú ý trong những năm 2020. Tuy nhiên, lúc đó thị trường chưa có dự án cơ sở hạ tầng vững chắc để phục vụ nhóm dự án này. Vì vậy, các dự án trong mảng RWAs chỉ dừng lại ở việc triển khai ý tưởng trên whitepaper mà chưa có sản phẩm thực tế.
Kể từ năm 2021 trở đi, thị trường DeFi đã trưởng thành hơn với sự ra đời của nhiều dự án cơ sở hạ tầng như dịch vụ lưu ký, định giá và pháp lý. Vì vậy, mảng RWAs mới có cơ sở để tiếp tục phát triển. Một số dự án cơ sở hạ tầng nổi bật là Chainlink, Centrifuge,…
Tổng kết
Real World Assets là mảng tương đối mới và cũng gặp nhiều rào cản trong thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển của RWAs là điều không thể bàn cãi.
Hiện tại, RWAs vẫn là một thị trường đầy tiềm năng với vốn hoá có thể lên đến cả ngàn tỷ Đô La. Chúng ta đang ở giai đoạn đầu tiên của cuộc cách mạng này.
Hi, this is a comment.
To get started with moderating, editing, and deleting comments, please visit the Comments screen in the dashboard.
Commenter avatars come from Gravatar.